Aqueste genre conten pas qu'una sola espècia : Ornithorhynchus anatinus (Shaw, 1799) o Ornitorinc.
Aqueste genre conten pas qu'una sola espècia : Ornithorhynchus anatinus (Shaw, 1799) o Ornitorinc.
Ornithorhynchus es el único género de platípodos que incluye especies con ejemplares vivos en la actualidad: el ornitorrinco (Ornithorhynchus anatinus).
También se conoce otra especie extinta, Ornithorhynchus maximus, datado entre el Plioceno Tardío y el Pleistoceno Tardío.
Ornithorhynchus es el único género de platípodos que incluye especies con ejemplares vivos en la actualidad: el ornitorrinco (Ornithorhynchus anatinus).
También se conoce otra especie extinta, Ornithorhynchus maximus, datado entre el Plioceno Tardío y el Pleistoceno Tardío.
Nokkloom (Ornithorhynchus) on perekond ürgimetajate alamklassi ainupiluliste seltsi nokkloomlaste sugukonnast.
Perekonna esmakirjeldaja on Johann Friedrich Blumenbach (1800).
Tänapäevastest liikidest kuulub sellesse ainsana nokkloom (Ornithorhynchus anatinus).
Nokkloom (Ornithorhynchus) on perekond ürgimetajate alamklassi ainupiluliste seltsi nokkloomlaste sugukonnast.
Perekonna esmakirjeldaja on Johann Friedrich Blumenbach (1800).
Tänapäevastest liikidest kuulub sellesse ainsana nokkloom (Ornithorhynchus anatinus).
Ornithorhynchus Monotremataren barruan gaur egun dagoen genero bakarra da. Bizirik dagoen espezie bat ezagutzen da, Ornithorhynchus anatinus (ornitorrinkoa) eta desagertutako beste espezie fosil bat: Ornithorhynchus maximus
Dziobak (Ornithorhynchus) – rodzaj ssaka z rodziny dziobakowatych (Ornithorhynchidae). Obejmuje jeden gatunek: dziobak australijski.
Rodzaj obejmuje tylko jeden gatunek, który występuje w Australii[5].
Ornithorhynchus paradoxus Blumenbach, 1800 (= Platypus anatinus Shaw, 1799)
Do rodzaju należy jeden gatunek[6][5]:
Dziobak (Ornithorhynchus) – rodzaj ssaka z rodziny dziobakowatych (Ornithorhynchidae). Obejmuje jeden gatunek: dziobak australijski.
Thú mỏ vịt (danh pháp hai phần: Ornithorhynchus anatinus) là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại, những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con. Nó là loài duy nhất còn tồn tại của họ Ornithorhynchidae và chi Ornithorhynchus, mặc dù chúng có một số loài họ hàng đã tuyệt chủng được tìm thấy trong hóa thạch.
Những đặc điểm khác biệt của loài này là đẻ trứng, mỏ vịt, đuôi hải ly, chân rái cá từng khiến các nhà tự nhiên học châu Âu khó hiểu khi họ lần đầu tiên gặp nó, một số coi đây là trò lừa bịp tinh vi. Đây là một trong số ít động vật có vú có nọc độc, con đực có một cái cựa ở chân sau chứa một chất độc có khả năng gây đau nghiêm trọng cho con người. Các đặc điểm độc đáo của thú mỏ vịt làm cho nó trở thành một chủ đề quan trọng trong việc nghiên cứu sinh học tiến hóa và một biểu tượng của Úc; nó xuất hiện như một linh vật tại các sự kiện quốc gia và trên mặt trái của đồng 20 xu. Thú mỏ vịt là loài thú biểu tượng của New South Wales.[2]
Cho đến đầu thế kỷ 20, thú mỏ vịt bị săn để lấy lông, nhưng hiện đang được bảo vệ trong khu vực sinh sống của nó. Mặc dù chương trình gây nuôi sinh sản chỉ thành công giới hạn và dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, nó không có mối đe dọa lớn vào lúc này.
Khi thú mỏ vịt lần đầu tiên bị bắt gặp bởi người châu Âu, một tấm da và phác thảo được gửi trở lại Anh bởi thuyền trưởng John Hunter, thống đốc thứ hai của New South Wales.[3] Linh cảm ban đầu của các nhà khoa học Anh là những đặc điểm của loài này là lừa bịp.[4] George Shaw, người đầu tiên mô tả động vật này trong Naturalist's Miscellany năm 1799, phát biểu rằng không thể không nghi ngờ về bản chất thật của nó, và Robert Knox tin rằng nó được tạo ra bởi một vài người nhồi xác châu Á.[4] Người ta cho rằng ai đó đã khâu mỏ của một con vịt vào cơ thể của một con vật như hải ly. Shaw thậm chí đã dùng kéo cắt da khô để kiểm tra các vết khâu.[5]
Từ "platypus" là la tinh hóa của một từ tiếng Hy Lạp là πλατύπους (platupous), nghĩa là: "chân dẹp",[6] πλατύς (platus), "rộng, dẹp"[7] và πούς (pous), "chân".[8][9] Nó được mô tả độc lập như Ornithorhynchus paradoxus bởi Johann Blumenbach năm 1800 (từ một mẫu vật được gởi tới bởi Sir Joseph Banks)[10] và theo các quy tác đặc tên, thú mỏ vịt sau đó được chính thức công nhận là Ornithorhynchus anatinus.[11] Tên khoa học Ornithorhynchus anatinus có nguồn gốc từ ορνιθόρυνχος (ornithorhynkhos), nghĩa là "mỏ chim" trong tiếng Hy Lạp; và anatinus, nghĩa là "giống vịt" trong tiếng Latin.
Cơ thể và đuôi của thú mỏ vịt được bao phủ bởi bộ lông dày, màu nâu để giữ con vật được ấm áp.[5][11] Lông không thấm nước, và có kết cấu giống chuột chũi.[12] Thú mỏ vịt dùng đuôi nó để dự trữ chất béo (đặc điểm thích nghi này cũng xuất hiện ở quỷ Tasmania[13]). Nó có chân màng và một cái mỏ rộng, giống như làm bằng cao su; đặc điểm này gần với vịt hơn bất kỳ động vật có vú nào ngày nay. Màng chân lớn hơn ở chân trước và được gập lại khi đi bộ trên đất liền.[11] Không giống mỏ chim (mỏ trên và dưới tách ra để lộ miệng), mỏ của thú mỏ vịt là một cơ quan cảm giác và miệng ở mặt dưới. Lỗ mũi ở mặt trên của mỏ, còn mắt và tai nằm trên một rãnh, rãnh này được đóng lại khi bơi.[11] Thú vỏ vịt phát ra một tiếng kêu thấp khi bị quấy rầy và một loạt các âm thanh khác đã được báo cáo trong mẫu vật bị giam cầm.[5]
Cân nặng khác nhau đang kể từ 0,7 đến 2,4 kg (1,5 đến 5,3 lb), con đực lớn hơn con mái; con đực dài trung bình 50 cm (20 in), con cái 43 cm (17 in),[11] với sự thay đổi đáng kể trong kích thước trung bình từ vùng này sang vùng khác, việc này dường như không theo bất kỳ quy tắc khí hậu nào và có thể do yếu tố môi trường, chẳng hạn như sự xâm lấn của con người.[14]
Thú mỏ vịt có nhiệt độ cơ thể trung bình 32 °C (90 °F), chứ không phải 37 °C (99 °F) như thông thường ở các loài động vật có vú có nhau thai.[15] Nghiên cứu cho thấy đây là một sự thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn là đặc điểm tiến hóa của thú mỏ vịt.[16][17]
Cả thú mỏ vịt đực và cái sinh ra đều có cựa ở mắt cá chân, chỉ cựa con đực tạo ra nọc độc,[18][19][20] Thành phần chủ yếu của nọc là các loại protein giống defensin (DLPs), ba trong đó có duy nhất ở thú mỏ vịt.[21] DLPs được tạo ra bởi hệ miễn dịch của thú mỏ vịt. Mặc dù đủ mạnh để giết chết động vật nhỏ như chó, nọc độc không gây chết người, nhưng cơn đau quá dữ dội có thể làm nạn nhân mất hết sức lực.[21][22] Vết phù sẽ nhanh chóng phát triển xung quanh vết thương và lan dần. Thông tin thu được từ các trường hợp lịch sử và nhân chứng cho thấy sự đau đớn phát triển thành hyperalgesia (một vết thương có độ nhạy cảm cao) tồn tại trong nhiều ngày thậm chí nhiều tháng.[23][24] Nọc độc được tạo ra trong tuyến đùi của con đực, một tuyến tổ ong hình bầu dục thông với một ống mỏng dẫn tới cựa ở mỗi chân. Thú mỏ vịt cái giống với thú lông nhím, có một chồi cựa không phát triển (rụng đi trước khi chúng được một tuổi) và thiếu tuyến đùi.[11]. Vì chỉ có con đực tạo ra nọc độc và sản xuất nhiều hơn vào mùa sinh sản, nó có thể được sử dụng như vũ khí tấn công để khẳng định ưu thế trong thời kỳ này.[21]
Thú mỏ vịt nhiều lần được sử dụng làm linh vật: thú mỏ vịt "Syd" là một trong ba linh vật được chọn cho Thế vận hội Sydney 2000 cùng với con echidna và một con kookaburra,[25] thú mỏ vịt "Expo Oz" là linh vật của World Expo 88 tại Brisbane năm 1988,[26] còn thú mỏ vịt Hexley là linh vật cho hệ điều hành nền tảng BSD có tên là Darwin của Apple Computer.[27]
Thú mỏ vịt thường xuất hiện với tư cách một nhân vật trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em. Ví dụ như Platypus Family trong Mister Rogers' Neighborhood, hay nổi tiếng hơn là Thú mỏ vịt Perry trong Phineas and Ferb, hay Ovide, nhân vật chính bộ phim hoạt hình Ovide and the Gang.
|chương=
bị bỏ qua (trợ giúp) Thú mỏ vịt (danh pháp hai phần: Ornithorhynchus anatinus) là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại, những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con. Nó là loài duy nhất còn tồn tại của họ Ornithorhynchidae và chi Ornithorhynchus, mặc dù chúng có một số loài họ hàng đã tuyệt chủng được tìm thấy trong hóa thạch.
Những đặc điểm khác biệt của loài này là đẻ trứng, mỏ vịt, đuôi hải ly, chân rái cá từng khiến các nhà tự nhiên học châu Âu khó hiểu khi họ lần đầu tiên gặp nó, một số coi đây là trò lừa bịp tinh vi. Đây là một trong số ít động vật có vú có nọc độc, con đực có một cái cựa ở chân sau chứa một chất độc có khả năng gây đau nghiêm trọng cho con người. Các đặc điểm độc đáo của thú mỏ vịt làm cho nó trở thành một chủ đề quan trọng trong việc nghiên cứu sinh học tiến hóa và một biểu tượng của Úc; nó xuất hiện như một linh vật tại các sự kiện quốc gia và trên mặt trái của đồng 20 xu. Thú mỏ vịt là loài thú biểu tượng của New South Wales.
Cho đến đầu thế kỷ 20, thú mỏ vịt bị săn để lấy lông, nhưng hiện đang được bảo vệ trong khu vực sinh sống của nó. Mặc dù chương trình gây nuôi sinh sản chỉ thành công giới hạn và dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, nó không có mối đe dọa lớn vào lúc này.