Bộ Cải hay bộ Mù tạc (danh pháp khoa học: Brassicales) là một bộ thực vật có hoa, thuộc về phân nhóm Hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm. Theo website của APG II thì bộ này chứa khoảng 17 họ với 398 chi và khoảng 4.450 loài.
Bộ Cải chiếm khoảng 2,2% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallön và ctv. 1999); các hóa thạch sớm nhất đã biết có từ tầng Turon, khoảng 89,5 triệu năm trước (Ma); trong cây phát sinh loài của bộ này thì nhóm thân cây có niên đại vào khoảng 90-85 Ma, còn nhóm chỏm cây có niên đại khoảng 71-69 Ma (Wikström và ctv. 2001). Các loài sâu bướm của họ Pieridae (phân họ Pierinae), khoảng 360 loài đã được ghi nhận, trên tổng số 33+ chi, 840 loài của nhánh côn trùng này) được tìm thấy khá phổ biến trên các thành viên của bộ Cải (Fraenkel 1959; Ehrlich & Raven 1964; Braby & Trueman 2006; Braby và ctv. 2006); đặc biệt nhiều trên nhánh chứa các họ Capparaceae-Cleomaceae-Brassicaceae. Các loài sâu bướm này có lẽ đã di chuyển sang bộ Cải từ cây chủ ban đầu trong họ Đậu (Fabaceae) (Braby & Trueman 2006).
Gần như tất cả các họ thực vật có hoa và sản sinh ra glucosinolat đều thuộc về bộ này (Kjær 1974; Dahlgren 1975); các họ không liên quan cũng sản sinh ra glucosinolat chỉ có 3 là Putranjivaceae (bộ Malpighiales) và có lẽ là cả Phytolaccaceae (bộ Caryophyllales) và Pittosporaceae (bộ Apiales, xem Fahey và ctv. 2001).
Theo APG III năm 2009, các họ sau được đặt trong bộ này:
Tính hợp lệ của họ Stixaceae vẫn chưa được xác định rõ.
Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ Brassicales được gọi là Capparales và nằm trong phân lớp Sổ (Dileniidae). Các họ trong bộ Capparales là Brassicaceae cùng Capparaceae, Tovariaceae, Resedaceae và Moringaceae. Các họ khác hiện nay được đặt ở đây thì trước kia đã thuộc các bộ khác nhau.
Biểu đồ phát sinh chủng loài của bộ Cải trong phạm vi nhánh hoa Hồng dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[2] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[3]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.
Fabidae
Nhánh COM
65%
Brassicales
Cây phát sinh chủng loài của nội bộ bộ Cải dưới đây lấy theo APG với mức hỗ trợ trên 80%, ngoại trừ những chỗ nào có ghi phần trăm hỗ trợ. Họ Stixaceae bao gồm các chi Forchhammeria, Stixis (bao gồm cả Roydsia) và Tirania (trước đây coi là thuộc họ Capparaceae), nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy chi Tirania có thể có quan hệ họ hàng gần với họ Gyrostemonaceae còn chi Forchhammeria có thể có quan hệ gần với họ Resedaceae[4][5][6], hoặc cả hai chi này có thể có họ hàng với họ Resedaceae[7]. Do vị trí của 3 chi này là chưa chắc chắn (và vì thế là tính hợp lệ của họ Stixaceae) nên họ Stixaceae này không xếp trong cây phát sinh chủng loài này.
Brassicales
50-80%
Bộ Cải hay bộ Mù tạc (danh pháp khoa học: Brassicales) là một bộ thực vật có hoa, thuộc về phân nhóm Hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm. Theo website của APG II thì bộ này chứa khoảng 17 họ với 398 chi và khoảng 4.450 loài.
Bộ Cải chiếm khoảng 2,2% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallön và ctv. 1999); các hóa thạch sớm nhất đã biết có từ tầng Turon, khoảng 89,5 triệu năm trước (Ma); trong cây phát sinh loài của bộ này thì nhóm thân cây có niên đại vào khoảng 90-85 Ma, còn nhóm chỏm cây có niên đại khoảng 71-69 Ma (Wikström và ctv. 2001). Các loài sâu bướm của họ Pieridae (phân họ Pierinae), khoảng 360 loài đã được ghi nhận, trên tổng số 33+ chi, 840 loài của nhánh côn trùng này) được tìm thấy khá phổ biến trên các thành viên của bộ Cải (Fraenkel 1959; Ehrlich & Raven 1964; Braby & Trueman 2006; Braby và ctv. 2006); đặc biệt nhiều trên nhánh chứa các họ Capparaceae-Cleomaceae-Brassicaceae. Các loài sâu bướm này có lẽ đã di chuyển sang bộ Cải từ cây chủ ban đầu trong họ Đậu (Fabaceae) (Braby & Trueman 2006).
Gần như tất cả các họ thực vật có hoa và sản sinh ra glucosinolat đều thuộc về bộ này (Kjær 1974; Dahlgren 1975); các họ không liên quan cũng sản sinh ra glucosinolat chỉ có 3 là Putranjivaceae (bộ Malpighiales) và có lẽ là cả Phytolaccaceae (bộ Caryophyllales) và Pittosporaceae (bộ Apiales, xem Fahey và ctv. 2001).