dcsimg

Triatoma rubrofasciata ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Triatoma rubrofassiata hay còn được biết đến với tên gọi bọ xít hút máu người là một loài bọ xít thuộc chi Triatoma trong Họ Bọ xít bắt mồi (Reduviidae) thuộc Bộ Cánh nửa (Hemiptera hay Heteroptera) của Lớp Côn trùng (Insecta). Đây là một loài bọ xít hút máu người và có ở Việt Nam với những cuộc đốt và hút máu người trên diện rộng ở nhiều địa phương gây nên những lo ngại trong cộng đồng.

Đặc điểm

Mô tả

Bọ xít hút máu Triatoma rubrofassiata có chiều dài khoảng 1-3,5cm tùy thuộc vào con còn non hay trưởng thành với kích thước trung bình chung khoảng 2 cm. Chúng có cơ thể to và dẹt, có vòi cong, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi.[1] Phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.

Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu. Chúng có cánh nhưng chủ yếu là di chuyển bằng hình thức bò. Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà. Trứng có kích thước khoảng 1-1,5mm và màu trắng ngà.[2] Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết của loài bọ xít này là có thân sọc vàng nâu đặc trưng và có nhiều vằn màu vàng trên cơ thể.[3][4]

Vòng đời

Chúng sinh trưởng rất nhanh và mạnh. Mỗi con bọ xít hút máu hằng năm sản sinh 200-250 trứng trong một vòng đời,[5] trong đó 80-85% trứng có thể tồn tại ở bất cứ nhiệt độ, môi trường nào. Bọ xít mới sinh đã hút máu được ngay, loài này cũng có đặc điểm đáng chú ý là sống rất dai, chỉ cần hút máu 2-3 lần/năm là có thể sống hết cả vòng đời.[6] Nếu đã hút máu người, chỉ 1-2 ngày sau, cá thể sẽ đẻ trứng. Mỗi đợt đẻ khoảng 150-200 quả. Trứng bọ xít hút máu nhỏ, rất khó phát hiện và khoảng 16-18 ngày sau sẽ nở thành cá thể bọ xít non. Cá thể này ngay lập tức sẽ hút máu người. Nếu có một cá thể cái đẻ trứng trong nhà thì khoảng 20 ngày sau trong nhà có thể có hàng trăm cá thể bọ xít hút máu người xuất hiện.[7]

Thời gian sinh trưởng và phát tán loại bọ xít này thường bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 hiện nay xuất hiện từ tháng 5 và có thể kéo dài tới tháng 9. loài côn trùng này phát triển vào thời điểm giao mùa giữa nắng nóngmưa hàng năm.[8] Thời điểm vào mùa sinh trưởng, phát triển của bọ xít hút máu nên chúng rất cần thức ăn là máu của các động vật trong đó có con người. Bọ xít hút máu người sinh sản trong mùa nóng. Hàng năm chúng thường xuất hiện vào tháng 7 đối với những năm có hai tháng nhuận nên theo lịch thì sẽ xuất hiện muộn hơn vào khoảng tháng 8.

Tập tính

Ban ngày chúng lẩn trốn, ban đêm ra hút máu người hay gia súc[9] thời điểm loài này kiếm ăn nhiều nhất chính là vào khoảng 1g-3g sáng là lúc con người ngủ say nhất do đó không biết để phòng tránh.[6] Bọ xít thường hút máu vào ban đêm và chích hút khá êm nên nhiều người không biết,[10] và chỉ hút máu đang chảy trong huyết quản của người. Khi đốt, chúng tiết ra một loại chất gây tê nên người bị đốt thường không cảm nhận được gì[11] Thời gian hút máu kéo dài 14-15 phút.[7][12] Để có thức ăn, thông thường chúng phát tán vào nhà, có tập tính là sống gần người trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ.

Gây hại

Bọ xít hút máu đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu tuy nhiên, bọ xít hút máu người ở Việt Nam không giống với loài truyền bệnh ở châu Mỹ, loài Triatoma rubrofassiata ở Việt nam không giống với loài bọ xít có thể gây truyền bệnh bệnh buồn ngủ (Chagas) ở khu vực châu Mỹ là Triatoma dimidiate phổ biến ở Trung Mỹ và loài Triatoma infestans (phổ biến ở Nam Mỹ). Loài bọ xít Triatoma rubrofassiata ở Việt Nam chỉ gây khó chịu và phiền toái cho người trong thời gian ngắn chứ không gây bệnh, người nào bị loại bọ xít này đốt chỉ gây ra sự phiền nhiễu đời sống sinh hoạt chứ không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trừ khi người ta sơ cứu không đúng cách gây ra biến chứng,[13]


Chú thích

  1. ^ “Bọ xít hút máu: nhận biết và cách phòng chống, Phổ biến kiến thức, Y tế học đường, Đại Học Lạc Hồng”. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “Bọ xít hút máu lại tấn công”. Báo điện tử Dân Trí. 26 tháng 6 năm 2014. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ “Bọ xít hút máu người xuất hiện ở Quy Nhơn - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ “Người đàn ông bị bọ xít hút máu cắn đến bất tỉnh - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  5. ^ “Xôn xao thông tin bọ xít hút máu người - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  6. ^ a ă “Nguy hại bọ xít hút máu”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  7. ^ a ă “Bọ xít hút máu người phát tán khắp Hà Nội”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  8. ^ “Phát hiện ổ bọ xít hút máu người ở Bình Định - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  9. ^ “Bọ xít hút máu người vào mùa sinh sản - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  10. ^ “Bọ xít hút máu ở Việt Nam ít có khả năng gây bệnh hiểm - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  11. ^ “5 cách phòng chống bọ xít hút máu người”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  12. ^ “Cách đơn giản phòng chống bọ xít hút máu”. 12 tháng 6 năm 2014. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
  13. ^ “Bọ xít hút máu người ở Việt Nam không giống với loài truyền bệnh ở châu Mỹ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 15 tháng 7 năm 2014.
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Triatoma rubrofasciata: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Triatoma rubrofassiata hay còn được biết đến với tên gọi bọ xít hút máu người là một loài bọ xít thuộc chi Triatoma trong Họ Bọ xít bắt mồi (Reduviidae) thuộc Bộ Cánh nửa (Hemiptera hay Heteroptera) của Lớp Côn trùng (Insecta). Đây là một loài bọ xít hút máu người và có ở Việt Nam với những cuộc đốt và hút máu người trên diện rộng ở nhiều địa phương gây nên những lo ngại trong cộng đồng.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

オオサシガメ ( Japanese )

provided by wikipedia 日本語
オオサシガメ 保全状況評価 準絶滅危惧環境省レッドリスト
Status jenv NT.png 分類 : 動物界 Animalia : 節足動物門 Arthropoda : 昆虫綱 Insecta : カメムシ目(半翅目) Hemiptera 亜目 : カメムシ亜目(異翅亜目) Heteroptera 下目 : トコジラミ下目 Cimicomorpha 上科 : サシガメ上科 Reduvioidea : サシガメ科 Reduviidae 亜科 : オオサシガメ亜科 Triatominae : オオサシガメ属 Triatoma : オオサシガメ T. rubrofasciata 学名 Triatoma rubrofasciata
(De Geer, 1773) シノニム

Triatoma rubrofasciatus
(De Geer, 1773)
Triatoma gigas
(Fabricius, 1775)

和名 オオサシガメ(大刺亀)

オオサシガメ(大刺亀) Triatoma rubrofasciata は、カメムシ目(半翅目)・サシガメ科に分類されるカメムシの一種。日本に生息するサシガメのうち唯一の脊椎動物からの吸血性である。

形態[編集]

雌雄とも成虫の体長は20mm前後で、サシガメの中では大型種の部類に属する。体色は赤褐色であるが、腹節には褐色の帯がある。は腹部の先端にわずかに達しない。

分布[編集]

日本国内では沖縄本島宮古島石垣島西表島与那国島から記録されており、国外では台湾中国南部、東南アジアにかけて広く分布する。アジアから人間の活動に伴ってハワイオアフ島カウアイ島にも侵入し、定着している。

生態・生活史[編集]

ネズミ類の巣に生息し、成虫、幼虫ともにネズミ類から吸血する。は長径約2mmで他のサシガメ科のカメムシと同様に上端に蓋を有し褐色。産卵後20-30日で蓋を押し上げて孵化する。幼虫は6齢を経過し、脱皮の度に多量に吸血する。孵化してから成虫になるまで180-195日を要する。成虫になってからは約120日生存する。

ネズミが巣から去ったり、ネズミが駆除を受けて宿主を失うとヒトからも吸血し、日中は木造家屋の柱や壁の隙間に潜んで夜間に出歩いてヒトを襲う。皮膚の上や寝具、衣服の内外を歩いたり潜り込んだりすることはなく、離れたところから口吻を前方に伸ばし、皮膚の露出した部分から吸血する。吸血後は著しく発赤、腫脹が生じ、灼熱感を伴う。中南米産の近縁種のような病原体媒介性は知られていない。日本では木造家屋が減少し、ブロック造り、コンクリート造りに置き換わるのに並行してほとんど見られなくなってきている。

関連項目[編集]

 src= ウィキスピーシーズにオオサシガメに関する情報があります。

参考文献[編集]

  • 篠永哲・大滝倫子 「トコジラミ類(カメムシ類)による刺咬症」『節足動物と皮膚疾患』 加納六郎編、東海大学出版会、1999年、83頁。ISBN 4-486-01429-4

外部リンク[編集]


 title=
license
cc-by-sa-3.0
copyright
ウィキペディアの著者と編集者
original
visit source
partner site
wikipedia 日本語

オオサシガメ: Brief Summary ( Japanese )

provided by wikipedia 日本語

オオサシガメ(大刺亀) Triatoma rubrofasciata は、カメムシ目(半翅目)・サシガメ科に分類されるカメムシの一種。日本に生息するサシガメのうち唯一の脊椎動物からの吸血性である。

license
cc-by-sa-3.0
copyright
ウィキペディアの著者と編集者
original
visit source
partner site
wikipedia 日本語