dcsimg

Họ Khúc khắc ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
 src=
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Họ Khúc khắc (tên khoa học Smilacaceae) là một danh pháp thực vật của một họ thực vật có hoa. Trong vài thập niên trước đây các chi hiện nay được đặt trong họ Smilacaceae thông thường đã đặt trong họ Liliaceae định nghĩa rộng, nhưng trong khoảng 20-30 năm trở lại đây (tức khoảng thập niên 1970-1980) thì phần lớn các nhà thực vật học đã chấp nhận họ Smilacaceae như là một họ riêng biệt.

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998), cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Liliales, trong nhánh monocot. Trong phạm vi APG II, nó là họ của 2 chi là HeterosmilaxSmilax. Họ này phân bổ trong khắp miền nhiệt đới và ôn đới ấm trên thế giới. Các thành viên trong họ này thông thường có rễ dạng gỗ và là dạng dây leo. Một số loài có thân leo dạng gỗ, thường có gai, trong khi các loài khác là cây thân thảo ở phía trên mặt đất và không gai.

Một số nhà phân loại học tách các loài thân thảo có nguồn gốc Bắc Mỹ trong chi Smilax thành chi Nemexia, được biết đến vì hoa nặng mùi của chúng. Chi Smilax khi đó chỉ còn lại các dạng cây dây leo dạng gỗ có gai. Tuy nhiên, FNA (một tuyển tập về quần thực vật Bắc Mỹ) không công nhận chi Nemexia, cũng giống như hệ thống APG.

Một số hệ thống khác cũng công nhận họ này, bao gồm:

Phát sinh chủng loài

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Liliales



Corsiaceae



Campynemataceae





Melanthiaceae




Petermanniaceae




Colchicaceae



Alstroemeriaceae s.l.


Luzuriageae (Luzuriagaceae)



Alstroemerieae (Alstroemeriaceae s.s)









Rhipogonaceae



Philesiaceae





Smilacaceae



Liliaceae








Chú thích

Tham khảo

 src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Khúc khắc
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Họ Khúc khắc: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Họ Khúc khắc (tên khoa học Smilacaceae) là một danh pháp thực vật của một họ thực vật có hoa. Trong vài thập niên trước đây các chi hiện nay được đặt trong họ Smilacaceae thông thường đã đặt trong họ Liliaceae định nghĩa rộng, nhưng trong khoảng 20-30 năm trở lại đây (tức khoảng thập niên 1970-1980) thì phần lớn các nhà thực vật học đã chấp nhận họ Smilacaceae như là một họ riêng biệt.

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998), cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Liliales, trong nhánh monocot. Trong phạm vi APG II, nó là họ của 2 chi là HeterosmilaxSmilax. Họ này phân bổ trong khắp miền nhiệt đới và ôn đới ấm trên thế giới. Các thành viên trong họ này thông thường có rễ dạng gỗ và là dạng dây leo. Một số loài có thân leo dạng gỗ, thường có gai, trong khi các loài khác là cây thân thảo ở phía trên mặt đất và không gai.

Một số nhà phân loại học tách các loài thân thảo có nguồn gốc Bắc Mỹ trong chi Smilax thành chi Nemexia, được biết đến vì hoa nặng mùi của chúng. Chi Smilax khi đó chỉ còn lại các dạng cây dây leo dạng gỗ có gai. Tuy nhiên, FNA (một tuyển tập về quần thực vật Bắc Mỹ) không công nhận chi Nemexia, cũng giống như hệ thống APG.

Một số hệ thống khác cũng công nhận họ này, bao gồm:

Hệ thống Cronquist phiên bản năm 1981, công nhận họ này và đặt nó trong bộ Liliales, thuộc phân lớp Liliidae trong lớp Liliopsida [=thực vật một lá mầm] của ngành Magnoliophyta [=thực vật hạt kín]. Hệ thống Reveal công nhận họ này và đặt nó trong bộ Smilacales, phân lớp Liliidae tương tự như trong hệ thống Cronquist. Hệ thống Thorne (1992) cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Dioscoreales thuộc siêu bộ Lilianae, phân lớp Liliidae [=thực vật một lá mầm] của lớp Magnoliopsida [=thực vật hạt kín]. Hệ thống Dahlgren sắp xếp nó giống như hệ thống Thorne (1992).
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI