dcsimg

Asparagus racemosus ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Thiên Môn Chùm - Shatavari

Thiên Môn Chùm có tên tiếng Anh là Satavar, Shatavari hoặc shatamull, danh pháp hai phần là Asparagus racemosus

trước đây thuộc họ Loa Kèn (Liliaceae), hiện tại được xếp vào họ Măng Tây (Asparagaceae). Loài này được Willd miêu

tả khoa học lần đầu vào năm 1799.

Nguồn gốc

Thiên Môn Chùm được trồng phổ biến ở Nepal, Java, Australia, Sri Lanka, Ấn Độ và Hymalaya. Tại Ấn Độ, nó

được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong dãy Himalaya ở độ cao 1.000-1.500 m

Đặc điểm thực vật

Thiên Môn Chùm là loại cây dây leo, thân thảo, dài từ 1-2 mét, bén rễ trong sỏi, đất đá ở độ cao 1300-1400 mét

tại các vùng đồng bằng.

Thiên Môn Chùm có lá nhỏ hình kim như lá thông, màu xanh đồng đều và sáng bóng. Vào tháng Bảy, nở hoa màu

trắng ngắn, thân nhọn, quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ hoặc tím đen.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong rễ Thiên Môn Chùm là saponin steroid (shatavarin từ I đến IV). Shatavarin IV là một

glycoside của sarsasapogenin có 2 phân tử của Asparagusrhamnose và 1 phân tử glucose.

Ngoài thành phần chính là saponin steroid, rễ Thiên Môn Chùm còn chứa glycosides steroid (asparagosides),

glycosides đắng, asparagin và flavonoids. Lá tươi có chứa diosgenin và saponin khác như shatavarin I đến IV.

Hoa và quả có chứa glycosides của quercetin, rutin và hyperoside. Quả chín chứa cyanidin 3-glycosides.

Trong rễ Thiên Môn Chùm còn có vitamin A, B1, B2, C,E, Mg, P, Ca, Fe, axit folic, tinh dầu, nhựa và tanin.

Công dụng

Thiên Môn Chùm (Shatavari) được khuyến khích trong các văn bản y học Ayurvedic nổi tiếng ở Ấn Độ như một loại

thảo dược quý có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh và hầu hết thường được sử dụng cho phụ nữ. Nó giúp phòng

ngừa và điều trị viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém và là một thảo dược lợi sữa.

Nó cũng được sử dụng ở Ấn Độ giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến

rối loạn thần kinh.

Thiên Môn Chùm (Shatavari) hỗ trợ sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng các cơ quan sinh sản nữ.

Thiên Môn Chùm (Shatavari) duy trì cân bằng nội tiết tố.

Thiên Môn Chùm (Shatavari) có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, kiểm soát mất máu trong khi hành kinh.

Đặc biệt Thiên Môn Chùm (Shatavari) có tác dụng tăng tiết sữa mẹ nhanh chóng đối với bà mẹ cho con bú.

Thiên Môn Chùm (Shatavari) giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa. Bằng cách sản xuất ra hormon estrogen giúp tăng nồng độ

estrogen ở phụ nữ mãn kinh hoặc có cắt tử cung, làm cho nồng độ estrogen trở về mức bình thường.

Thiên Môn Chùm (Shatavari) cũng làm tăng ham muốn tình dục

Cảnh báo

Hiện nay nhu cầu sử dụng Thiên Môn Chùm ngày càng tăng cao vì những công dụng ưu việt mà nó mang lại làm

người dân thu hoạch bừa bãi để vận chuyển Thiên Môn Chùm cho các khu công nghiệp, nhà máy chế biến, kết hợp

với nạn chặt phá rừng ngày càng trầm trọng đã khiến cho môi trường sống tự nhiên của Thiên Môn Chùm rơi vào

tình trạng báo động và đang ngày càng bị hủy diệt.

Độc tính

Thiên Môn Chùm đã được các nhà khoa học Ấn Độ nghiên cứu và thử nghiệm tác dụng trên 60 bà mẹ cho con bú

sau khi uống sản phẩm chứa rễ Thiên Môn Chùm. Các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng tăng tiết sữa mẹ của

Thiên Môn Chùm và chế phẩm an toàn, hoàn toàn không có độc tính với đối tượng sử dụng.

Hình ảnh

Tham khảo

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4027291/

http://ayurveda-foryou.com/ayurveda_herb/shatavari.html

Chú thích

  1. ^ a ă â “Asparagus racemosus information from NPGS/GRIN”. Germplasm Resources Information Network. USDA. Ngày 6 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến họ Măng tây này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI